Tôi đã thấy những giọt nước long lanh
trên mắt ai đó
Những giọt nước mắt khốn khổ
chảy xuống dòng đời
Đừng làm nước mắt tôi
phải rơi theo nó…

Cuộc sống lắm điều nghiệt ngã
Hạnh phúc chơi vơi nổi chìm
Nín đi em!
Mở mắt ra mà nhìn giông tố
Xé nát nỗi khổ
cuộc đời mình.

Làm sao có thể quên?
Đôi bàn tay níu lấy qua khe cửa Đọc tiếp »

phuvan2 Chúng tôi đã biết và hiểu, nơi đây, cách gần 700 năm, đã có những người xưa, sống vì tình yêu như thế. Nơi đây, có một vị hoàng đế anh minh dứt lòng trần tu tâm dưỡng cửa Phật mang giáo lý đến muôn đời.

Vời vợi đất trời phiêu dạt tình ai
Giữa chốn huyền không tìm người trong mộng

(Trên Đỉnh Phù Vân – Phó Đức Phương)

1.

Ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, có đỉnh Yên Tử quanh năm mù sương. Trần Nhân Tông, vị vua anh hùng nhà Trần, sau hai lần lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Nguyên xâm lược, từ bỏ ngai vàng thượng sơn Yên Tử, sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm, truyền bá giáo lý nhà Phật đến mọi thần dân.

Tôi đã từng ra thăm “đỉnh núi mênh mang” Yên Tử, cảm nhận được không khí thanh nhàn, thiêng liêng của nơi phát tích Phật giáo Việt Nam. Chuyến đi thật thú vị, về lại nơi cửa Phật, thấy lòng thanh thản, khơi gợi bao ý nghĩa về cuộc sống theo nghĩa nhà Phật. Càng thú vị hơn, khi tôi biết được một bí mật bi thương, có lẽ ít ai biết được….

Đọc tiếp »

hchup286 Có một thời mua một cuốn sách là cả một vấn đề vì hai lý do: thứ nhất là túi tiền eo hẹp; thứ hai là sách phân phối hạn chế. Còn bây giờ thì sách in bày bán ê hề trên giấy trắng tinh; một thời gian sau ố vàng hơn một chút bày bán nơi quầy “đại hạ giá”.

Ngày ấy, ở huyện tôi sống chỉ có một hiệu sách duy nhất. Lần đó sách được phân phối về chỉ có 2 cuốn Tự điển Anh Việt dày 2000 trang giá 26 đồng. Tôi thổ lộ ao ước có được cuốn sách này với Ba mặc dù biết đó cũng là số tiền lớn so với tháng lương của Ba. Thương con gái, Ba cũng xoay được số tiền để tôi khệ nệ mang cuốn sách về. Hai cha con ngắm nghía nâng niu trầm trồ cuốn sách. Ba nói sẽ viết lời đề tặng cho tôi.

Đọc tiếp »

thanhduong Ba năm, nhưng tưởng như lâu lắm rồi Nghi mới trở về quê ngoại. Lại đúng vào dịp Noel. Cô thức dậy vào buổi ban mai, nằm thật lâu trong giường để lắng nghe tiếng chim hót trong những vòm cây quanh vườn, tiếng gầu nước khua vào thành giếng, tiếng ai đó đổ nước vào thùng, và tiếng quét lá…

Ngoại cô thường có thói quen quét lá mỗi buổi sáng. Khi cây cỏ ngoài vườn còn ướt sương, khi những tia nắng đầu tiên chỉ vừa lướt trên những ngọn cây xa tít, nhuộm một màu vàng óng ánh, rất dịu . Bà dồn lá thành một đống to ở góc vườn rồi châm lửa đốt. Lá khô cháy giòn và lá tươi nổ lép bép. Có những loại lá mà bọn trẻ con gọi là lá nổ, Nghi thường hái bỏ vào lửa, thích thú nhìn chúng nổ tanh tách và phồng rộp lên như cái bánh đa nướng. Cô đã sống những ngày tháng đẹp nhất của mình ở nơi này, một xứ đạo hiền hoà và bình yên . Cô đã trải qua một tuổi thơ trong trẻo và thánh thiện, một mối tình đầu cũng trong trẻo và thánh thiện như thế. Bởi vậy mà mỗi lúc nhớ về quê ngoại, nhớ tuổi thơ là Nghi lại nhớ Đông, nhớ đến da diết. Suốt ba năm đại học, cô chỉ chăm chú vào sách vở, và không động rung trước bất kỳ ai, mặc dù không hẳn là vì Đông, hoặc ít ra cô cũng tin rằng không phải vì anh. Cách đây không lâu cô đã nghe ai đó nói rằng anh vừa làm lễ tuyên thệ, cô có cảm giác lạ lẫm và cố hình dung ra anh trong chiếc áo chùng đen. Cô nhớ mình đã từng nói với Đông rằng cô muốn anh trở thành một nghệ sĩ chơi piano trong nhà hát lớn chứ không phải là một thầy tu chơi đàn ở nhà thờ. Cô luôn nhớ đôi bàn tay mảnh và dài của anh lướt trên những phím đàn tài hoa như thế nào. Và cô nhớ, nhớ mãi cái ngày bà ngoại mất, Đông đứng bên cạnh tháp chuông chờ cô đi lễ ra để ôm choàng cô vào lòng và nói:

-Em phải khóc đi Nghi, tại sao trong đám tang em không khóc?

Đọc tiếp »

biendem Hai hàng đèn cao áp màu vàng sáng rực soi rõ từng đám cỏ bên vệ đường. Có một con rắn mối đi ăn đêm chạy xẹt ngang thật nhanh từ bên này; đến giữa đường tim màu trắng nó khựng lại, ngẩng đầu lên nghe ngóng rồi tích tắc phóng vụt vào bãi cỏ phía đường bên kia. Chỉ có anh và chiếc bóng đen ngắn ngủn đồng hành. Anh dừng lại lấy trong túi áo cái bật lửa và điếu thuốc rồi ngồi xuống bordure. Trên bầu trời đen chiếc đĩa tròn sắc nét màu trắng dõi theo anh qua những con phố mờ tối giờ nhòe đi nhợt nhạt. Anh nhìn quanh những con đường mới nằm trong khu quy họach chạy vuông vức như ô bàn cờ. Vẫn còn những khu đất trống đầy cỏ lau chen lẫn những khu nhà đã được xây cất tử tế, có ánh đèn vàng hắt ra từ những ô cửa sổ. Một con chó hoang như vừa chui ra từ lùm cỏ lau nào đó chạy tới phía anh, nó dừng lại dỏng tai, giương mắt nhìn anh như muốn làm quen. Anh húyt sáo và đưa bàn tay vẫy, con chó ngần ngừ một lúc rồi chầm chậm bước tới. Đến gần chỗ anh ngồi, nó chăm chăm chờ những tín hiệu tỏ vẻ chấp thuận cho nó tới gần hơn nữa. Thấy anh không còn vẫy tay hay húyt sáo con vật dè dặt nằm xuống cách xa anh khỏang hai thước. Nhìn con chó tự dưng trong anh có một cảm giác cô đơn và hụt hẩng lạ thường. Anh nhìn về phía trước mặt, ánh đèn sáng chói nơi anh ngồi nhấn chìm khu rừng dương và biển trong một màn đen. Như vậy, anh đã đi bộ hơn năm cây số từ khu phố cũ để về lại nhà khách nằm trong khu vực quy họach mới này của thị xã.

Đọc tiếp »

xuanthisk Mùa xuân năm ấy hoa xác pháo rụng đầy sân. Năm ấy trời bỗng trở rét hơn mọi năm, buốt vào xương thấm vào tận tủy.

Tôi lên Bảo Lộc vì gia đình bị bắt hồi hương lập nghiệp, không đi cũng chẳng xong. Thì đi. Sẵn có mảnh đất trồng sẵn trà, café, chúng tôi hân hoan về vườn cuốc đất.

Đang ở Sài Gòn, nóng thì hừng hực, mưa thì chĩnh đổ, được lên sống miền đất đỏ cao nguyên còn gì bằng. Trời lúc nào cũng hây hây gió mát, ngay cả giữa trưa, cây cỏ xanh ngăn ngắt, đến cả hoa dại cũng đẹp. Con gái ai cũng xinh, làn da trắng mịn màng, má đỏ, môi hồng, đôi mắt đen nhanh nhánh. Thêm các cô gái Thượng lạ lùng “xấu đem giấu, đẹp mang khoe”, nghĩa là các cô còn trẻ chưa có chồng không cần mặc áo, các cô đã có chồng phải mặc áo vào. Mấy tháng đầu còn vui đời sống mới, đi lang thang thăm nhà nọ nhà kia, nhìn những ánh mắt thán phục “người Sài Gòn lên chơi” của các cô hàng xóm, vài tháng sau biết rõ buồn vui. Khí hậu có mát mẻ thật nhưng buồn không tưởng nổi, nhà này cách nhà kia cả mấy phút đi bộ, không nghe tiếng gì ngòai tiếng lá xào xạc, tiếng chó sủa khi có ai đi ngang. Đã thế trời lại mau tối, đèn đóm khi có khi không. Điện được phát từ máy phát điện của nhà thờ chính. Khi có dầu máy chạy, mua dầu không được máy đi ngủ ngon lành. Máy thì ngủ, người còn thao thức với đèn dầu, đèn khí đá. Con người có chân chất, củ mỉ cù mì thật, nhưng soi mói phải biết. Người trẻ soi mói kiểu người trẻ : “thằng đó khóai con nhỏ đó” – “Con nhà bà X đã có người bỏ chè”– “Con ông Y trả của không thèm lấy chồng, ế cho mà biết” – “Anh A bị bồ đá, phải bỏ Đà -Lạt về nhà ôm hận”. Người già soi mói kiểu người già : “Khiếp, chẳng biết thân rơm rạ cứ hão sự chòi cao, cái nhà bà B bưng trầu xin con dâu bị chúng hắt ra cửa, chiều con cho lắm vào” – “Ông T vừa cho con vào học Sài Gòn đấy, nay mai là cậy được rồi” v.v…

Đọc tiếp »

kheplai Giả vờ bọn mình yêu nhau được không anh?
Thế thì em sẽ…
Em sẽ giả vờ đụng khẽ tay anh. Nhưng anh phải giữ tay em lại, thật lòng đấy nhé!
Em sẽ làm như vô tình ngồi sát bên anh. Nhưng anh cứ ôm em – giả vờ sợ mất em anh nhé.
Em sẽ cố tình im lặng. Để anh cuống hỏi “em đâu…”, thật lòng được không?
Em sẽ giả vờ đau chân để tụt lại phía sau. Nhưng anh phải đợi, đợi em nghiêm túc ấy. Và rụt rè đề nghị: Thôi, hay là anh cõng…
Lên xe, em làm như buồn ngủ. Biết em giả vờ rồi nhưng đừng nhích bờ vai khỏi mái đầu em nhé anh.
Giả vờ mình yêu nhau anh nhé. Để em được ghen tuông, ghen tuông “hợp pháp” mấy phút thôi.
Em sẽ hỏi về một người con gái nào nào đó, rằng ai nhắn tin cho anh như thế, giả vờ đi anh, và cái nhói đau trong em rất thật…
Anh cứ giả vờ đặt môi lên gò má em thôi nhé, cho hơi thở ấy khiến em bối rối biết bao nhiêu.
Giả vờ anh giơ cao lên một món quà bắt em cố với! Để em thấy mình còn một cái gì cần hướng đến bằng tất cả niềm háo hức của đứa trẻ con.
Anh hãy giả vờ nói yêu em. Vì có ai đánh thuế một câu nói đâu anh? Và em cũng chỉ định giả vờ là mình đang được yêu nhiều lắm…

Đọc tiếp »

mimosa1 Gởi đi rồi vứt bỏ đi rồi sao vẫn còn chút gì nghèn nghẹn. Chuyện đã qua, hơn hai mươi năm thời gian dâu bể, dấu vết xưa chắc gì tìm lại được, người ngày xưa chắc gì còn tơ vương.

Buổi sáng trời mây mù, những giọt mưa phùn từ đêm vẫn dầm dề không tạnh, chiếc áo len chừng không đủ ấm mà lòng cứ bảo đi đi. Khoác thêm chiếc manteau, quàng thêm chiếc khăn quanh cổ và đi, chỉ cần đến đấy, chỉ cần nhìn lại thế thôi! Hơn hai mươi năm sao chẳng mờ đi sao chẳng nhạt nhoà, chỉ cần chút thôi nhắc nhở lại nhớ cuồng điên. Nơi ấy, tiếng thông vi vút hoà vào gió, hương thoang thoảng êm đềm bất kỳ trưa hay chiều sáng hay tối, nắng lên hay mưa mù, cảnh sắc xanh ngăn ngắt thanh thản bình an. Đến đấy thôi, để một lần nhớ lại, một lần gọi tên, và quên.

Hết đường Phan Đình Phùng cố lần mò leo lên con dốc gần như thẳng đứng, mòn nhẵn vì bao bước chân người từ năm này sang tháng nọ, những bước chân thích thú khi cố bấu chặt leo lên và cố ghìm chặt khi bước xuống, con dốc này ngày xưa không khi nào tôi dám đi thử dù có nhìn thấy, có biết sẽ rút ngắn một phần ba đoạn đường từ nhà đến chợ. Cho đến khi anh đến, nhẹ nhàng như cơn mộng, gõ cửa hồn tôi mời tôi nhập vào giòng sông tình ngây dại và dẫn tôi đi trên con dốc này bao bận, dấu chân hai đứa đã góp phần mài mòn thêm con dốc. Dốc ơi! có biết ngậm ngùi cho đôi chân còn nhung nhớ đôi chân?

Đọc tiếp »

metoi Cứ mỗi mùa thu đến, lá vàng rụng đầy trên sân, trên lòng đường, dù ở bất cứ nơi nào lòng con luôn nghĩ về mẹ. “Mẹ là lọn mía ngọt ngào, mẹ là nải chuối buồng cau”. Một nhà sư từng viết như thế khi nói về người mẹ. Với con, mẹ là không chỉ là lọn mía, nải chuối buồng cau, mẹ là Tiên, Là Phật, Là Đấng Tối Cao duy nhất của đời con.

Còn nhớ, khi con còn nhỏ, con quặt quịu đau ốm luôn, mẹ luôn là người ngồi bên cạnh con để bóp tay, xoa lưng cho con ngủ. Con không thể nào chịu nổi khi thức dậy khi vắng mẹ. Con không chịu thức dậy nếu không nghe tiếng gọi ân cần của mẹ. Dù mẹ có bận trăm công nghìn việc gì, bao giờ mẹ cũng phải có mặt vào lúc con trở mình thức giấc đêm khuya. Do lúc ban ngày con chơi đùa quá sức, những đêm con trằn trọc không ngủ, mộng mị thấy những hình bóng ông ba bị, con khóc thét lên, và chỉ khi nghe tiếng nói dịu êm: “mẹ đây, mẹ đây con” là con an lòng rúc vào lòng mẹ, say một giấc ngủ thần tiên.

Khi mẹ bị tai nạn xe tông. Trong cái chết chập chờn trong gang tấc, người mẹ nghĩ ngay đến là con. Mẹ kêu van Trời Phật, hãy cho mẹ sống để được nuôi con đến ngày khôn lớn. Mẹ lo cho con khát sữa, ai có thể cho con bú mớm thay mẹ. Nếu chẳng may mẹ mất đi, thì ai sẽ dắt dìu con thành người đây. Trời Phật đã nghe lời van xin của mẹ, mẹ đã sống sau cơn hoạn nạn đó. Mẹ chẳng bao giờ có lấy một giây phút nghĩ đến bản thân, mà chỉ lo lắng cho con cho cái, ngay cả trong lúc hoạn nạn đớn đau.

Đọc tiếp »

loiveautho Tôi ở Sài Gòn hơn mười năm, vậy mà thật lạ, trong những giấc mơ của tôi chưa bao giờ xuất hiện những con đường thành phố, mà luôn luôn, là những con đường đất quê nhà. Trong giấc mơ của tôi, những con đường không bao giờ thay đổi. Từ những đám cây bụi hàng rào cho đến những vạt cỏ dại ven đường.

Nơi tôi lớn lên vốn là một giáo khu, vị linh mục già đầu tiên đã chia đất theo mô hình văn minh nhất cho đến nay, những lô đất vuông vức, và những con đường thẳng tắp cắt nhau theo hình bàn cờ. Tuổi thơ tôi lặn lội trên những con đường ấy, đến trường, đến nhà thờ, đến nhà bạn, nhà dì, nhà bà ngoại… Những con đường rợp bóng cây xanh, mượt mà cỏ dại, gió thổi êm êm giữa những xóm thôn tĩnh lặng yên bình. Cát miền duyên hải trắng mịn dưới chân.

Mỗi lần về quê, tôi vẫn thường một mình đi bâng quơ khắp các ngả, từ nhà bước ra rồi rẽ dọc, rẽ ngang, rẽ vô tình tuỳ hứng. Vậy mà rẽ đến đâu cũng chạm vào ký ức.

Đọc tiếp »

Bóng thời gian thoi đưa...
Còn một chút hương xưa
Níu đời nhau gói lại
Thương biết mấy cho vừa?

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Góp ý nhận xét

Cập nhật

  • 8 316 lượt người ghé thăm